Chat với #LongNguyenCIA để được tư vấn về khoá học CIA online
:
https://m.me/nguyenvulong.cia
.
Cảm nhận của học viên về khoá học CIA với Team #LongNguyenCIA
: http://bit.ly/ReviewsTeamLongNguyenCIA
.
.
🌎 Bài dành cho người mới bắt đầu, giới thiệu về
.
️🍀 Thủ tục đánh giá rủi ro
️🍀 Thử nghiệm kiểm soát (TOC)
️🍀 Thử nghiệm cơ bản gồm: Kiểm tra chi tiết (TOD) và thủ tục phân tích
.
Các Thủ
tục kiểm toán mà kiểm toán viên nội bộ sử dụng cũng được tham khảo từ các văn
bản hướng dẫn của kiểm toán độc lập PCAOB, AICPA hay
.
VSA Chuẩn
mực kiểm toán số 500: Bằng chứng kiểm toán (Ban hành kèm theo Thông tư số
214/2012/TT-BTC ngày 06 tháng 12 năm 2012 của Bộ Tài chính)
.
.
.
Các bằng chứng kiểm toán được thu thập bằng cách
|
|
|
|
1) Thủ
tục đánh giá rủi ro
(Risk assessment procedures)
Để hiểu về tổ chức và môi trường
hoạt động, bao gồm kiểm soát nội bộ
|
|
|
|
2) Thủ
tục kiểm toán
(Further audit procedures)
|
2.1) Thử
nghiệm kiểm soát
(Tests of controls)
Kiểm tra sự hữu hiệu của các kiểm
soát trọng việc ngăn chặn, hoặc phát hiện và sửa chữa các trường hợp không
tuân thủ
|
2.1.1)
Kiểm tra thiết kế hữu hiệu
(Testing Design Effective)
|
2.1.2)
Kiểm tra vận hành hữu hiệu
(Testing Operating Effective)
|
|
|
2.2) Thử
nghiệm cơ bản
(Substantive procedures)
Để phát
hiện các sai sót trọng yếu
|
2.2.1)
Kiểm tra chi tiết
(Tests of details)
|
2.2.2)
Các thủ tục phân tích cơ bản
(Substantive analytical
procedures)
|
.
Bảy (7) thủ tục kiểm toán được mô tả bên dưới có thể được sử dụng vào
bất cứ bước nào trong mô hình trên
.
#AICPA : American
Institute of Certified Public Accountants
#PCAOB : Public
Company Accounting Oversight Board
.
7 THỦ TỤC KIỂM TOÁN
|
VAS 500
|
AICPA AU-C Section 500
|
PCAOB Auditing Standard No. 15
|
1. Kiểm tra
2. Quan sát
3. Xác
nhận từ bên ngoài
4. Tính
toán lại
5. Thực
hiện lại
6. Thủ
tục phân tích
7. Phỏng vấn
|
Inspection
Observation
External
Confirmation
Recalculation
Reperformance
Analytical
Procedures
Inquiry
|
Inspection
Observation
Confirmation
Recalculation
Reperformance
Analytical
Procedures
Inquiry
|
.
.
Tham khảo “Chuẩn mực kiểm toán số
500: Bằng chứng kiểm toán (Ban hành kèm theo Thông tư số 214/2012/TT-BTC
ngày 06 tháng 12 năm 2012 của Bộ Tài chính)” để hiểu rõ hơn về các thủ tục kiểm
toán này
.
Các thủ tục kiểm toán nhằm thu thập bằng chứng kiểm toán
Kiểm tra
A1.
Việc kiểm tra
bao gồm kiểm tra tài liệu, sổ kế toán hoặc chứng từ, có thể từ trong hoặc ngoài đơn vị; ở
dạng giấy, dạng điện tử, hoặc các dạng thức khác; hoặc kiểm
tra tài sản hiện vật. Việc kiểm tra tài liệu, sổ kế toán và chứng từ cung cấp các bằng chứng kiểm
toán có độ tin cậy khác nhau, tùy thuộc vào nội dung, nguồn gốc của bằng chứng
kiểm toán và tùy thuộc vào tính hữu hiệu của các kiểm soát đối với quá trình tạo
lập ra tài liệu, sổ kế toán và chứng từ thuộc nội bộ đơn vị. Ví dụ về thủ tục
kiểm tra trong thử nghiệm kiểm soát là kiểm tra tài liệu, sổ kế toán và chứng từ để thu thập bằng chứng về việc phê duyệt.
A2.
Một số chứng
từ là bằng chứng kiểm toán trực tiếp về sự hiện hữu của một tài sản, ví dụ một
chứng từ cấu thành một công cụ tài chính như cổ phiếu hoặc trái phiếu. Việc kiểm
tra các chứng từ này có thể không nhất thiết cung cấp bằng chứng kiểm toán về
quyền sở hữu hay giá trị. Ngoài ra, việc kiểm tra một hợp đồng đã được thực hiện
có thể cung cấp bằng chứng kiểm toán liên quan đến việc áp dụng các chính sách
kế toán của đơn vị, như việc ghi nhận doanh thu.
A3.
Việc kiểm tra các tài sản hữu hình có thể cung cấp
bằng chứng kiểm toán đáng tin cậy về sự hiện hữu của các tài sản đó, nhưng có thể không cung cấp bằng chứng về quyền và nghĩa vụ của đơn vị hay giá trị của tài
sản. Việc kiểm tra các khoản mục hàng tồn kho riêng rẽ có thể đi kèm với việc
quan sát kiểm kê hàng tồn kho.
Quan sát
A4.
Quan sát là việc theo dõi một quy trình hoặc thủ tục
do người khác thực hiện, ví dụ như kiểm toán viên quan sát nhân viên của đơn vị
được kiểm toán thực hiện kiểm kê, hoặc quan sát việc thực hiện các hoạt động kiểm
soát. Việc quan sát cung cấp bằng chứng kiểm toán về việc thực hiện một quy
trình hoặc thủ tục, nhưng chỉ giới hạn ở thời điểm quan sát và thực tế là việc
quan sát của kiểm toán viên có thể ảnh hưởng đến cách thức thực hiện quy trình hoặc thủ tục đó. Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 501
quy định và hướng dẫn chi tiết hơn về việc quan sát kiểm kê hàng tồn kho.
Xác nhận từ bên ngoài
A5.
Xác nhận từ bên ngoài là bằng chứng kiểm toán mà kiểm
toán viên thu thập được dưới hình thức thư phúc đáp trực tiếp của bên thứ ba
(bên xác nhận) ở dạng thư giấy, thư điện tử hoặc một dạng khác. Thủ tục xác nhận
từ bên ngoài thường được sử dụng để xác minh các cơ sở dẫn liệu
liên quan đến các số dư tài khoản nhất định và các yếu tố của các
số dư tài khoản đó. Tuy nhiên, việc xác nhận từ bên ngoài không chỉ giới hạn
cho các số dư tài khoản. Ví dụ, kiểm toán viên có thể đề nghị xác nhận về các
điều khoản của hợp đồng hoặc các giao dịch của đơn vị với bên thứ ba; đề nghị
xác nhận có thể được thiết kế để tìm hiểu liệu đã có thay đổi nào đối với hợp đồng
hay chưa và nội dung của các thay đổi đó, nếu có. Các thủ tục xác
nhận từ bên ngoài cũng được sử dụng để thu thập bằng chứng kiểm toán về sự
không hiện hữu của những điều kiện nhất định, ví dụ, không có một “thỏa thuận
phụ” có thể ảnh hưởng đến việc ghi nhận doanh thu (xem hướng dẫn chi tiết trong
Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 505).
Tính toán lại
A6.
Tính toán lại
là việc kiểm tra độ chính xác về mặt toán học của các số liệu. Tính toán lại có thể được thực hiện thủ công hoặc tự động.
Thực hiện lại
A7.
Thực hiện lại
là việc kiểm toán viên thực hiện một cách độc lập các thủ tục hoặc các kiểm soát đã được đơn vị thực hiện trước đó như một phần kiểm soát nội bộ của
đơn vị.
Thủ tục phân tích
A8.
Thủ tục phân tích bao gồm đánh giá thông tin tài
chính qua việc phân tích các mối quan hệ giữa dữ liệu tài chính và phi tài
chính. Thủ tục phân tích cũng bao gồm việc kiểm tra, khi cần thiết, các biến động
và các mối quan hệ xác định không nhất quán với các tài liệu, thông tin liên quan khác hoặc có sự chênh lệch lớn so với
các giá trị dự kiến (xem quy định và hướng dẫn chi tiết trong Chuẩn mực kiểm
toán Việt Nam số 520).
Phỏng vấn
A9.
Phỏng vấn là việc tìm kiếm thông tin tài chính và
phi tài chính từ những người có hiểu biết bên trong hoặc bên ngoài đơn vị. Phỏng
vấn được sử dụng rộng rãi trong suốt quá trình kiểm toán bên cạnh các thủ tục
kiểm toán khác. Phỏng vấn có thể có nhiều hình thức, từ phỏng vấn bằng văn bản
chính thức đến phỏng vấn bằng lời không chính thức. Việc đánh giá các câu trả lời
phỏng vấn là một phần không thể tách rời của quá trình phỏng vấn.
A10.
Các câu trả lời phỏng vấn có thể cung cấp cho kiểm
toán viên những thông tin mà trước đây kiểm toán viên chưa có hoặc cung cấp bằng
chứng kiểm toán chứng thực. Ngoài ra, các câu trả lời phỏng vấn có thể cung cấp
thông tin khác biệt đáng kể với các tài
liệu, thông tin khác mà kiểm toán viên đã thu thập được, ví dụ thông tin về
khả năng Ban Giám đốc khống chế kiểm soát. Trong một số trường hợp, các câu trả
lời phỏng vấn cung cấp cơ sở để kiểm toán viên sửa đổi hoặc thực hiện các thủ tục
kiểm toán bổ sung.
A11.
Trong trường hợp phỏng vấn về ý định của Ban Giám đốc,
việc chứng thực bằng chứng thu thập được thông qua
việc phỏng vấn là rất quan trọng nhưng các tài liệu, thông tin có sẵn để
hỗ trợ cho ý định của Ban Giám đốc thường bị hạn chế. Trong trường hợp
này, kiểm toán viên cần tìm hiểu về những việc mà Ban Giám đốc đã làm để thực
hiện các ý định của mình, các lý do Ban Giám đốc lựa chọn thực hiện một hành động
cụ thể, và khả năng Ban Giám đốc theo đuổi hành động cụ thể đó để cung cấp các tài liệu, thông tin
chứng thực cho bằng chứng thu thập được thông qua phỏng vấn.
A12.
Đối với một số
vấn đề, kiểm toán viên có thể thấy cần phải có được giải trình bằng văn bản từ
Ban Giám đốc và Ban quản trị (trong phạm vi phù hợp) để xác nhận các câu trả lời
phỏng vấn bằng lời (xem quy định và hướng dẫn chi tiết trong Chuẩn mực kiểm
toán Việt Nam số 580).