CÁC KHÁI NIỆM ĐƯỢC SỬ DỤNG
Hoạt động bán hàng trong thương mại điện
tử (TMĐT) được
bắt đầu lúc khách hàng vào website và kết thúc lúc khách hàng nhận được hàng
hóa và thanh toán tiền. Nếu khách hàng có yêu cầu đổi trả hàng hóa thì kết thúc
lúc hoàn tất các hoạt động liên quan đến đổi trả hàng hóa.
Rủi ro trong hoạt động bán hàng được
định nghĩa là sự kiện xảy ra trong tương lai có ảnh hưởng tiêu cực đến mục tiêu
của hoạt động bán hàng.
Mục tiêu của hoạt động bán hàng trong TMĐT thường là doanh số bán hàng,
được thực hiện thông qua các mục tiêu:
- Hoạt động quảng cáo, các chương trình khuyến mãi
hiệu quả
- Thực hiện giao dịch đặt mua, thanh toán dễ dàng
- Đảm bảo chất lượng hàng hóa giao đến tay khách
hàng
- Rút ngắn thời gian giao hàng
- Tạo được lòng tin của khách hàng với sản phẩm
được bán bởi Website
- Số liệu bán hàng được ghi nhận đúng trên sổ sách
Công ty
- Hoạt động bán hàng được tuân thủ các quy định của
Pháp luật liên quan
Phân tích rủi ro được dựa trên việc trả lời các
câu hỏi
- Chuyện gì có thể xảy ra làm cản trở việc đạt mục
tiêu (Rủi ro)?
- Rủi ro nếu xảy ra thì thiệt hại sẽ là gì?
- Rủi ro có khả năng xảy ra là bao nhiêu?
- Tại sao rủi ro này tồn tại? Chấp nhận rủi ro sẽ
mang lại những lợi ích gì?
- Rủi ro có thể được làm giảm bằng cách nào?
- Rủi ro có thể bị thay đổi trong tương lai bỡi một
sự kiện nào không? (VD: phải hiện lỗ hổng mới liên quan đến bảo mật thông
tin)
- Nếu rủi ro thực sự xảy ra, Công ty đã có kế hoạch
nào để phòng vệ chưa? (VD: cháy server, mất hết dữ liệu)
- Rủi ro có thể được bảo hiểm không?
- Rủi ro có thể được dự phòng tài chính không? (VD:
công ty tự trích lập một khoản lợi nhuận hàng năm cho các rủi ro bất
thường)
Việc đánh giá các rủi ro được xem xét trên 3 mảng:
- Vận hành hoạt động bán hàng
- Số liệu liên quan đến báo cáo tài chính
- Các quy định của pháp luật liên quan
.
CÁC BƯỚC XÁC ĐỊNH RỦI RO VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI
PHÁP
BƯỚC 1: XÁC ĐỊNH RỦI RO
BƯỚC 2: ĐÁNH GIÁ VÀ XẾP HẠNG RỦI RO
Các rủi ro này cần được đánh giá về
mức độ ảnh hưởng và xác suất có thể xảy ra, tuy nhiên cần có nhiều thông tin
hơn về tình hình nội bộ của Công ty để thực hiện được
BƯỚC 3: LỰA CHỌN CÁC BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU
RỦI RO
Có nhiều giải pháp có thể lựa chọn tùy thuộc vào mức độ ảnh hưởng
và xác suất rủi ro có thể xảy ra, bao gồm:
- Dừng thực hiện hoạt động
- Áp dụng các biện pháp kiểm soát rủi ro
- Mua bảo hiểm cho rủi ro
- Lập kế hoạch ứng phó trong trường hợp rủi ro xảy
ra
- Phớt lờ rủi ro
- Thông báo cho những người liên quan để họ quan
tâm hơn và tự phòng tránh rủi ro
- Áp dụng các mức sai sót cho phép
- Tìm hiểu thêm về rủi ro khi chưa có nhận định
chắc chắn về mức độ ảnh hưởng hoặc xác suất
- Thuê bên thứ 3 có khả năng để giải quyết rủi ro
- Thực hiện kiểm tra tuân thủ thường xuyên (Phòng
internal control ở một số công ty xem xét 100% chứng từ)
Các biện pháp kiểm soát rủi ro, hiện nay thường áp dụng 4 dạng
chính: Hướng dẫn (Manual, Direction), Ngăn chặn, Phát hiện, và Sửa lỗi (Các
hoạt động đối chiếu cuối ngày, kỳ, năm) thông qua các công cụ sau:
- Phê duyệt, các cấp phê duyệt
- Ngăn chặn tiếp xúc với các tài sản có tính thanh
khoản cao
- Giám sát bởi cấp trên trực tiếp
- Thực hiện kiểm tra tuân thủ quy trình
- Lập các quy trình làm việc chi tiết
- Tuyển dụng và đào tạo nhân viên phù hợp
- Phân công phân nhiệm hợp lý
- Đánh số liên tục các chứng từ và kiểm soát các
chứng từ này chặt chẽ
- Đối chiếu số liệu giữa các bên liên quan (ngày,
kỳ, năm) – thường là 3 bên
- Giám sát các dự án mới và hoạt động mua hàng chặt
chẽ (chất lượng – tiến độ - ngân sách)
- Kiểm soát các số liệu hình thành báo cáo quản
trị, tài chính
- Kiểm soát hệ thống IT (quản lý chung, quản lý các
ứng dụng)
- Quản lý năng suất theo KPI
Ba giải pháp phù hợp nhất dựa trên các rủi ro được liệt
kê ở bước một (1) có thể là: